TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ BÈ

Tin thị trường

Là cửa ngõ của khu vực Nam Sài Gòn, sở hữu hệ thống kênh rạch trù phú, Nhà Bè là một trong những khu vực trọng điểm được TP.HCM chú trọng đầu tư - phát triển. Hiện tại huyện đang đang quyết tâm lên quận vào năm 2025 theo định hướng đô thị bền vững, phát triển kinh tế theo định hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp.

1. Thay đổi cơ cấu kinh tế
  • Thời gian qua huyện đã có sự chuyển mình vượt bậc với tốc độ tăng trưởng đạt hơn 12,14%. Trong đó, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất 12,53%.
  • Diện tích đất nông nghiệp của huyện hiện chỉ chiếm 3%. Thời gian tới, Nhà Bè sẽ không còn đất nông nghiệp.
  • Năm 2020 thu nhập bình quân gần 68 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu là 60 triệu), hộ nghèo chỉ còn 0,41% và hộ cận nghèo chỉ còn 0,72%.
Đây là những yếu tố thuận lợi giúp quá trình từ huyện lên quận của Nhà Bè diễn ra nhanh chóng.
2. 
Cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể
Hiện nay Huyện Nhà Bè có 15 dự án giao thông đang xây dựng và chuẩn bị khởi công. Trong đó có thể kể đến:
  • Đường Nguyễn Hữu Thọ được đầu tư mở rộng từ Nguyễn Văn Linh đến hết nút giao bờ Nam cầu Bà Chiêm nối vào cụm cảng biển - khu công nghiệp - khu đô thị cảng Hiệp Phước quy mô 6 làn xe với tổng mức đầu tư 8.470 tỉ đồng
  • Nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ khởi công tháng 4/2020 với hệ thống hầm chui, cầu vượt 3 tầng với số vốn gần 5.000 tỉ đồng sẽ giải quyết được kẹt xe, tháo gỡ điểm nghẽn trong tuyến đường Vành đai 3 cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động của cụm cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và giao thông của người dân.
  • Dự án đường trục Bắc - Nam (đường 15B) kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè dự trù hơn 8.500 tỉ đồng. Điểm cuối của trục 15B sẽ là điểm đầu của cầu Cần Giờ trong tương lai. Khi hoàn thành, tuyến đường mở ra hướng lưu thông mới từ trung tâm TP.HCM về phía Nam và ngược lại (thay vì phải đi theo hướng cầu Kênh Tẻ đang bị quá tải).
  • Xây thêm tuyến đường D1 nhằm giảm áp lực cho đường Nguyễn Hữu Thọ, từ đường chui dưới dạ cầu Ông Lớn trên Nguyễn Văn Linh đến đường D6 và D1 trong khu dân cư Him Lam. Trong tương lai, khi kết hợp với dự án cầu đường Nguyễn Khoái nối từ quận 7 tới quận 4 và quận 1 sẽ là tuyến nối chủ lực khu vực Nam Sài Gòn với trung tâm thành phố.
  • Mở rộng đường Long Hậu lên 40m kết nối trực tiếp với đường Nguyễn Văn Tạo – Nguyễn Hữu Thọ về Phú Mỹ Hưng và trung tâm thành phố.
  • Cao tốc Bến Lức – Nhà Bè – Long Thành liên kết miền Đông với miền Tây dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2021.
  • Cầu Thủ Thiêm 4 có chiều dài hơn 2,1 km với 6 làn xe. Khi cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành cũng sẽ giải tỏa sức ép giao thông từ phía quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua phía các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè
  • Tuyến metro số 4 dự trù hơn 97.000 tỉ đồng đi qua các Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 1, Quận 4, Quận 7 và huyện Nhà Bè nhằm vận chuyển hành khách xuyên tâm dọc theo các khu dân đông đúc nhất của Thành phố, qua khu vực Bến Thành theo trục Bắc Nam.
  • Dự án nâng cấp, mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát đang được gấp rút triển khai dự kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành.
  • Nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Lương đoạn từ cầu Long Kiểng đến UBND xã Nhơn Đức, và kéo dài đến đến ngã ba Long Thới (xã Nhơn Đức, Nhà Bè) và xây dựng mới bốn cây cầu đã xuống cấp trên đường này. Đây sẽ là trục cửa ngõ kết nối với tỉnh Long An.
  • Cầu Phước Lộc đã hợp long vào ngày 12/10/2020 kết nối 2 xã Phước Kiển và Phước Lộc.
  • Dự án cầu bắc qua kênh Cây Khô nối giữa huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay.
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Long Kiểng kết nối giữa xã Phước Kiển và xã Nhơn Đức.
  • Cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè, Cần Giờ với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ
  • Xây cầu Bình Khánh kết nối trung tâm TP.HCM với các khu vực phía Nam nhằm phá thế độc đạo của phà Bình Khánh đang quá tải. Dự kiến cầu thay phà Bình Khánh và đường dẫn vào cầu dài khoảng 5,8km; vận tốc thiết kế 60km/h, mặt cầu rộng 40m với 6 làn xe. Điểm đầu của cây cầu kết nối với đường 15B (Nguyễn Lương Bằng nối dài) và điểm cuối kết nối với đường Rừng Sác
3. Thu hút đầu tư mạnh mẽ
Để thu hút các nhà đầu tư, huyện đã quy hoạch các khu đất:
  • 166ha tại xã Long Thới với định hướng là khu công viên du lịch xanh
  • Khu vực phát triển công nghiệp phụ trợ và bến bãi logistics ở khu vực xã Long Thới (tiếp giáp với cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Nguyễn Hữu Thọ)
  • Khu đào tạo đại học khoảng 116ha và khu trung tâm y tế kỹ thuật cao khoảng 41,9ha ở xã Long Thới
  • 50ha ở xã Nhơn Đức với tiềm năng phát triển loại hình hoa viên nghĩa trang.
  • Có lợi thế để khai thác các tuyến giao thông thủy có thể kết nối với bến Bạch Đằng, Cần Giờ và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ.
Cộng với việc thừa hưởng nhiều ưu thế vượt trội của địa phương, bất động sản Nhà Bè đang trở nên nóng sốt, thu hút đông đảo nhà đầu tư và xuất hiện những đợt sóng tăng giá suốt thời gian qua. Trong đó có thể kể đến dự án Celesta Rise Nhà Bè, chủ đầu tư Keppel Land và Phú Long. Dự án có quy mô 2,78 ha gồm 5 tháp với 923 căn hộ cao cấp định hướng sẽ trở thành chốn an cư lý tưởng tại trái tim khu Nam Sài Gòn. Celesta Rise chú trọng kỹ lưỡng vào đường nét thiết kế với phong cách bán cổ điển kết hợp 65% mảng xanh và mặt nước, 2 hồ bơi người lớn đạt chuẩn Olympic mang đến chuẩn mực sống Singapore giữa lòng Sài Gòn. Các phòng ngủ, phòng khách đều được hưởng ánh sáng tự nhiên và quang cảnh hướng ra sông Sài Gòn. Từ những yếu tố kể trên, Celesta Rise Nhà Bè hứa hẹn sẽ là dự án đẳng cấp hàng đầu khu vực.